Luật bóng rổ cơ bản dễ hiểu nhất cho người mới bắt đầu

Luật bóng rổ cơ bản và dễ hiểu nhất cho người mới bắt đầu, quy định về thành phần đội bóng, vật dụng tham gia, HLV, hay quy định về trận đấu. Toàn bộ thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây của somohomnay.com

Quy định về đội bóng tham gia thi đấu bóng rổ

Thành phần của một đội bóng rổ 

  • Số vận động viên tối đa trong đội bóng rổ là 12 gồm cả đội trưởng của đội bóng
  • Mỗi đỗi bóng có 1 HLV hoặc thêm trợ lý HLV
  • Khu vực ghế ngồi của đội thường tối đa có 5 thành viên ngồi tại khu vực này bao gồm : Bác sỹ, nhân viên xoa bóp…
Luật thi đấu bóng rổ
Luật thi đấu bóng rổ

VĐV thi đấu trên sân

  • Mỗi đội gòm 5 vận động viên được phép thi đấu trên sân và có thể trở thành dự bị khi được HLV thay ra.
  • Cầu thủ dự bị sẽ trở thành cầu thủ khi được huấn luyện viên đưa vào sân.

Quy định về đồng phục thi đấu trong luật bóng rổ

+ Áo của các VĐV thi đấu cần phải cùng màu cả phía trước và phía sau, áo phải cho vào trong quần.

+ Quần phải có sự đồng nhất về màu sắc trước và sau, tuy nhiên quần thi đấu không nhất thiết phải đồng nhất với màu áo.

+ Số áo theo quy định của luật bóng rổ cần được ghi rõ ràng:

  • 20 cm là chiều cao tối thiếu của số áo sau lưng của VĐV tham gia thi đấu
  • 10 cm chính là chiều cao tối thiểu của số áo trước ngực
  • 2 cam là chiều rộng tối thiểu của nét số áo trong thi đấu bóng rổ
  • Số áo của các VĐV bóng rổ thường từ 4-15 và không trùng nhau, ở một số giải đấu có thể sử dụng số đấu có 2 chữ số.

Quy định về vật dụng VĐV mang theo

Những vật dụng bị cấm mang vào:

  • Những vật dụng làm tăng chiều cao, sức bật hay bất kỳ dụng cụ nào nhằm tạo lợi thế hơn cho mình so với đối thủ sẽ bị tính là vi phạm
  • Những vật dụng có thể gây nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới VĐV khác đều sẽ không được phép mang vào trong quá trình thi đấu.

Những vật dụng mà VĐV có thể mang theo khi thi đấu bóng rổ

  • Đồ bảo vệ vai, cánh tay, đùi, cẳng chân
  • Đồ buộc tóc được mang theo với cả nam và nữ với điều kiện độ rộng không quá 5cm hay được làm từ sao su, nhựa cứng.

Quy định về hiệp đấu và thời gian thi đấu theo luật chơi bóng rổ

Thời gian diễn ra của một trận đấu bóng rổ

+ Thời gian của một hiệp đấu bóng rổ  theo luật bóng rổ sẽ được diễn ra trong vòng 10 phút.

+ Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu là 2 phút kể cả hiệp phụ, chỉ có thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.

+ Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu là 20 phút.

+ Nếu như trong 4 hiệp đấu mà tỉ số của trận đấu vẫn không phân định được thắng thua thì trận đấu sẽ được đẩy đến với những hiệp phụ. Thời gian của mỗi hiệp phụ sẽ là 5 phút hai đội sẽ thi đấu cho tới khi có kết quả cách biệt.

+ Nếu trọng tài xác định có lỗi vi phạm xảy ra vừa lúc tín hiệu thông báo kết thúc thời gian thi đấu thì các quả ném phạt sẽ được thực hiện ngay khi kết thúc thời gian thi đấu.

Bắt đầu và kết thúc của một hiệp, trận đấu

+ Một hiệp đấu bắt đầu khi có một cầu thủ chạm bóng theo đúng luật thi đấu bóng rổ.

+ Trọng tài sẽ không cho trận đấu diễn ra nếu như một đội thiếu người(không đủ 5 người).

+ Trước khi hiệp một và hiệp thi đấu thứ 3 của trận đấu diễn ra thì hai đội có thể khởi động tại khu vực của mình.

+ Trong hiệp thi đấu thứ 3 thì 2 đội phải đổi sân khi hiệp đấu đi hết một nửa thời gian.

+ Trong tất cả các hiệp phụ thì các đội sẽ thi đấu theo đúng như vị trí của hiệp đấu thứ 4.

+ Thời gian của hiệp đấu chính hay hiệp phụ sẽ kết thúc khi có âm thanh báo kết thúc trận đấu vang lên.

Trạng thái của bóng rổ theo luật bóng rổ mới nhất

Có hai trạng thái của một quả bóng trong thi đấu bóng rổ là bóng sống và bóng chết.

>> Bống sống:
+ Khi các cầu thủ đang nhảy tranh bóng theo đúng quy định trong luật.

+ Cầu thủ thực hiện ném phạt.

+ Thực hiện quả ném biên, cầu thủ được trao bóng để ném biên.

>> Bóng chết:
+ Bóng được gọi là bóng chết khi VĐV ném bóng thành công, hay quả ném phạt được thực hiện xong.

+ Khi trọng tài thổi còi dừng trận đấu, vì một lý do nào đó.

+ Khi đồng hồ phát tín hiệu hiệp đấu kết thúc, thì cũng tính là bóng chết.

+ Khi đồng hồ 24 giây phát tín hiệu.

+ Khi một cầu thủ của một bên nào đó phạm luật và trọng tài nổi còi cho dừng trận đấu lại.

Tình huống tranh bóng theo luật chơi bóng rổ

Luật thi đấu bóng Rổ
Luật thi đấu bóng Rổ

Luật bóng rổ cơ bản mới nhất

+ Tình huống nhảy tranh bóng đầu tiên được diễn ra khi trọng tài tung bóng tại khu vực giữa sân và hai đội nhảy lên để giành quyền kiểm soát bóng.

+ Tình huống giữ bóng xảy ra khi một cầu thủ trong hai đội sử dụng một tay hoặc cả hai tay để khống chế bóng không cho đối thủ giành được bóng.

+ Trong quá trình trọng tài tung bóng nên, không có một cầu thủ nào được di chuyển khỏi vị trí trước khi một cầu thủ nào đó của hai đội chạm bóng đúng luật.

+ Cầu thủ nhảy lên tranh bóng không được chạm vào phần vạch sân không thuộc phần sân của đội mình.

Quy định về nhảy tranh bóng trong bóng rổ xảy ra khi

– Cả hai đội cùng giữ chặt vào trái bóng.

– Trái bóng bật ra ngoài mà trọng tài không phân định được ai là người chạm vào bóng cuối cùng, trước khi bóng bật ra ngoài biên.

– VĐV phạm lỗi khi ném quả bóng phạt.

– Khi thi đấu mà trái bóng bị đậu trên giá không rơi xuống mà cũng không lọt lưới (ngoại trừ trường hợp ném bóng phạt).

– Không đội nào giành quyền kiểm soát bóng và bóng chết.

– Khi bắt đầu thi đấu hiệp đấu đầu tiên.

Luật chơi bóng rổ (trong quá trình trận đấu diễn ra)

+ Trong luật chơi bóng rổ có quy định các VĐV chỉ được dùng tay để sử lý bóng, có thể sử dụng những cách như cầm bóng, chuyền bóng, lăn bóng.

+ Sẽ tính là phạm luật nếu người chơi sử dụng bất cứ bộ phận nào khác của cơ thể như, chân, vai, ngực…để khống chế bóng, tuy nhiên nếu vô tình để bóng tiếp xúc với cơ thể thì không bị tính là vi phạm luật.

+ VĐV dùng tay tác động vào trái bóng từ dưới lên(giống hành động phát bóng chuyền) sẽ bị tính là vi phạm luật bóng rổ.

Quy định về quyền kiểm soát bóng trong luật thi đấu bóng rổ

+ Đội dẫn bóng, cầm bóng, chuyển bóng được gọi là đội đang kiểm soát bóng.

+ Một đội bị mất quyền kiểm soát bóng trong những trường hợp sau:

– Đối thủ giành được bóng và kiểm soát bóng.

– Bóng không thuộc quyền kiểm soát của bên nào(bóng chết).

Quy định về động tác ném bóng vào rổ 

+ Động tác ném bóng vào rổ là động tác của một cầu thủ kiểm soát bóng, sau đó nhấn bóng hay đẩy bóng về phía rổ của đối phương.

+ Động tác ném bóng vào rổ kết thúc khi bóng rời khỏi tay người ném hay khi VĐV nhảy lên ném bóng và khi chân người ném tiếp đất.

Chuỗi chuyển động ném bóng vào rổ đúng theo luật bóng rổ

+ Động tác ném bóng vào rổ của một đội bắt đầu bằng động tác của VĐV dùng một hoặc hai tay hướng bóng lên cao về phía rổ của đối phương.

+ Một hành động ném rổ kết thúc khi chuỗi ném bóng hoàn toàn được thực hiện bởi VĐV.

Cách tính điểm trong môn bóng rổ

+ Một tình huống ném bóng vào rổ chỉ được tính điểm khi, bóng lọt từ phía trên lọt vào rổ.

+ Cách tính điểm với những pha ném bóng vào rổ thành công

– Ném phạt thành công sẽ được tính một điểm.

– 2 điểm được ghi khi cầu thủ đứng ở khu vực 2 và ném bóng vào rổ đối phương.

– Tương tự 3 điểm cũng được ghi khi bóng được ném đúng rổ tại khu vực 3.

-Trong một tình huống ném phạt hay ném bóng vào rổ, bóng chạm vào thành rổ(chưa vào rổ) ngay sau đó có một cầu thủ tác động vào bóng và ghi điểm thì tính huống đó đội ghi điểm sẽ được cộng 2 điểm.

-Một tình huống ném bóng vào rổ của đội nhà (vô tình) thì 2 điểm sẽ được dành cho đội của đối phương.

-Cầu thủ cố tình ném bóng vào lưới của đội nhà sẽ không tính điểm.

– Ném bóng từ phía dưới lên vào trong rổ sẽ bị tính là phạm luật.

Tổng kết:

Phía trên là những chia sẻ cơ bản nhất về luật bóng rổ mới nhất hiện nay, vì còn khá nhiều vấn đề khác mà bài viết chưa đề cập đến, chính vì vậy nếu có bất kỳ góp ý hay có câu hỏi nào các bạn có thể thể lại thông tin tại phần comment của bài viết và chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn nhanh nhất có thể.